Vào mùa Đông nhiệt độ quá thấp, hoặc do nhiệt độ đột ngột giảm xuống khiến cho thân nhiệt của cơ thể không điều tiết được, sẽ rất dễ cảm thụ hàn tà. Lạnh (hàn) là chủ khí của mùa Đông, cho nên bệnh do hàn thường thấy vào mùa Đông, tuy nhiên vào các mùa khác cũng có thể xuất hiện. Nhiễm lạnh bên ngoài phát bệnh gọi là cảm nhiễm ‘hàn tà’, lạnh làm tổn thương cơ biểu gọi là ‘thương hàn’, lạnh xâm nhập trực tiếp vào tạng phủ gọi là ‘trúng hàn’. Hàn cũng có thể kết hợp với các tà khí khác phát bệnh gọi là phong hàn, hàn thấp, v.v… Nội hàn là do dương khí của tạng phủ không đầy đủ, chủ yếu là Thận dương bất túc gây nên.
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA HÀN
- a) Hàn (lạnh) là âm tà, dễ làm tổn thương dương khí, như hàn tà thúc ép ở bên ngoài, làm vệ dương tổn thương mà xuất hiện sợ lạnh, hàn tà trực trúng vào bên trong làm thương dương mà xuất hiện các hiện tượng tạng phủ hàn lạnh như: thân mát tay lạnh, nôn ọe nước trong, bài tiết ra nguyên đồ ăn, tiểu tiện trong dài, đờm dãi loãng ít v.v…
- b) Tính của hàn ngưng trệ chủ về đau, hàn khiến cho khí huyết trong cơ thể ngưng trệ, vận hành không thông đạt, do vậy mà đau nhức, như ngoại cảm hàn tà làm toàn thân đau nhức; hàn trúng Vị Trường thì bụng ruột đau quặn; hàn xâm phạm xương khớp thì xương khớp nhức đau.
- c) Tính của hàn thu dẫn: Hàn ở da lông tấu lý thì lỗ chân lông thu rút lại, làm vệ dương uất không thông ra ngoài được mà uất bế bên trong sinh ra sợ lạnh không ra mồ hôi; hàn vào huyết mạch làm cho huyết mạch co hẹp lại mà sinh ra mạch Khẩn; hàn ở gân cốt, kinh lạc thì gân mạch co rút, khớp xương co duỗi không tốt.
- d) Hàn tà từ biểu vào lý dễ hóa sinh thành nhiệt: hàn tà khiến cho tấu lý đóng lại, làm dương không tiết ra bên ngoài được, dương khí bị bó buộc bên trong hóa sinh thành nhiệt; hoặc chính tà tranh đấu, dương thịnh ở bên ngoài hóa nhiệt; hoặc tà theo đường kinh dương minh vào bên trong hóa nhiệt.
CÁC CHỨNG HÀN THƯỜNG GẶP
1) Ngoại hàn: Hàn tà từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Thương hàn: Cảm nhiễm hàn lạnh ở bên ngoài, lưu trú trong cơ biểu, doanh vệ vận hành không thông đạt, thấu lý ách trở, sợ lạnh, phát sốt, không ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, thân mình đau, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn. Trị liệu nên tân ôn giải biểu.
- Hàn tê: hàn tà làm tổn thương mạch hoặc gân cốt, khớp xương đau nhức kịch liệt, đau có vị trí cố định, tay chân co rút, co duỗi khó khăn, được ấm thì đỡ, gặp lạnh càng nặng thêm; trị liệu ôn kinh tán hàn.
- Trúng hàn: hàn tà trực tiếp làm tổn thương bên trong, bụng đau ỉa chảy, ruột réo bụng sôi, nôn ọe nước trong v.v…
2) Nội hàn: dương khí hư nhược khiến cho công năng của các tạng phủ suy giảm, xuất hiện các chứng dương hư ở lý, như: sợ lạnh, tay chân lạnh, thở ngắn, môi tái, chướng bụng ỉa nhầy. Nạp sai, đau nhức ở eo và sống lưng, tiểu tiện nhiều lần, con trai dương nuy ( chứng liệt dương hoặc rối loạn cương dương), con gái đới hạ thanh lỏng (chất dịch nhờn dính hoặc lỏng loãng chảy ra liên miên trong âm đạo).
HÀN LÀ ÂM TÀ, DỄ LÀM TỔN THƯƠNG DƯƠNG KHÍ
Hàn là biểu hiện của âm khí thịnh, cho nên tính của nó thuộc dương, nên có câu “âm thịnh thì lạnh” . Dương khí vốn có thể khống chế được âm, nhưng nếu âm hàn quá mạnh thì dương khí không những không trừ khử được tà khí âm hàn mà ngược lại bị âm hàn làm tổn hại.
Hàn tà làm tổn thương dương khí
TỰ PHÂN BIỆT CHỨNG HÀN
- Tự thấy sợ lạnh, ngại lạnh và tay chân không ấm
- Sắc mặt, sắc lưỡi và các chất bài tiết có sắc trắng nhợt
- Tiểu tiện, đại tiện lỏng, trong ít nhầy
- Hoạt động tinh thần chậm chạp lãnh đạm
(Trích: <Đồ hình giải thích Hoàng đế nội kinh và phương thức dưỡng sinh Trung Quốc>)