Từ lâu nay, chúng ta chưa thực sự hiểu rõ và nắm bắt được bản chất của việc “cứ lên rừng nhổ cái cây, chặt cái cành” về làm thuốc như vậy có vi phạm về quản lý của Nhà nước đối với nguồn gen thực vật rừng hay không? Nhất là những loài thực vật hoang dã nằm trong Sách Đỏ, nguy cấp, quý, hiếm và cần được bảo vệ. Sau đây, Thảo dược Manna xin cung cấp cho Quý vị một số thông tin cơ bản nhé.
(Quý bạn đọc có nhu cầu muốn tìm hiểu về các thủ tục pháp lý để xin cấp phép trồng thương mại và phát triển các sản phẩm thương mại từ nguồn gen thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xin vui lòng liên hệ với Thảo dược Manna để biết thêm chi tiết) |
Các căn cứ:
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP ra ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp;
- Nghị định 84/2021/NĐ-CP ra ngày 22 tháng 09 năm 2021 của Thủ tướng Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Nghị định này quy định Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) tại Việt Nam.
- Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường trên lãnh thổ Việt Nam.
Phụ lục CITES bao gồm những gì?
- Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
- Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
- Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Nhóm IA: Các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
- Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Rất nhiều loài thực vật rừng hoang dã cần được bảo vệ
Bảo vệ thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Hoạt động săn, khai thác, nuôi, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
- Mọi hoạt động săn, khai thác, nuôi, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
- Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.
- Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.
- Miễn trừ giấy phép CITES nhập khẩu trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I không thuộc Phụ lục I CITES.
THỰC THI CITES: Khai thác mẫu vật các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES
- Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES trong các trường hợp sau:
- Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
- Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau:
- Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
- Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.
Đa dạng sinh học là điều tiên quyết cần được bảo tồn
PHỤ LỤC CITES
DANH MỤC THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM |
Nhóm I – IA
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
NGÀNH HẠT TRẦN (NGÀNH THÔNG) | GYMNOSPERMAE (PINOPHYTA) | |
LỚP THÔNG | PINOPSIDA | |
Họ Hoàng đàn | Cupressaceae | |
1 | Sa mộc dầu | Cunninghamia konishii |
2 | Hoàng đàn hữu liên | Cupressus tonkinensis |
3 | Thông nước | Glyptostrobus pensilis |
4 | Bách đài loan | Taiwania cryptomerioides |
5 | Bách vàng | Xanthocyparis vietnamensis (Cupressus vietnamensis) |
Họ Thông | Pinaceae | |
6 | Vân sam phan si păng | Abies delavayi subsp. fansipanensis |
7 | Du sam đá vôi | Keteleeria davidiana |
NGÀNH HẠT KÍN (NGÀNH MỘC LAN) | ANGIOSPERMAE (MAGNOLIOPHYTA) | |
LỚP HAI LÁ MẦM (LỚP MỘC LAN) | DICOTYLEDONEAE (MAGNOLIOPSIDA) | |
Họ Ngũ gia bì | Araliaceae | |
8 | Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) | Panax bipinnatifidus |
9 | Tam thất hoang | Panax stipuleanatus |
10 | Sâm ngọc linh (tự nhiên) | Panax vietnamensis |
Họ Hoàng liên gai | Berberidaceae | |
11 | Các loài Hoàng liên gai thuộc chi Berberis | Berberis spp. |
Họ Dầu | Dipterocarpaceae | |
12 | Sao hình tim | Hopea cordata |
13 | Kiền kiền phú quốc | Hopea pierrei |
14 | Sao mạng cà ná | Hopea reticulata |
15 | Chai lá cong | Shorea falcata |
Họ Mao lương | Ranunculaceae | |
16 | Hoàng liên bắc | Coptis chinensis |
17 | Hoàng liên chân gà | Coptis quinquesecta |
LỚP MỘT LÁ MẦM (LỚP HÀNH) | MONOCOTYLEDONEAE (LILIOPSIDA) | |
Họ Lan | Orchidaceae | |
18 | Lan kim tuyến không cựa | Anoectochilus acalcaratus |
19 | Lan kim tuyến đá vôi | Anoectochilus calcareus |
20 | Lan kim tuyến cỏ nhung | Anoectochilus setaceus |
21 | Các loài Lan hài thuộc chi Paphiopedilum | Paphiopedilum spp. |
Nhóm II – IIA
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
NGÀNH THÔNG ĐẤT | LYCOPODIOPHYTA | |
Họ Thông đất | Lycopodiaceae | |
1 | Thạch tùng răng cưa | Huperzia serrata |
NGÀNH DƯƠNG XỈ | POLYPODIOPHYTA | |
Họ Dương xỉ thân gỗ | Cyatheaceae | |
2 | Các loài Dương xỉ thân gỗ thuộc chi Cyathea | Cyathea spp. |
Họ Lông cu li | Dicksoniaceae | |
3 | Cẩu tích | Cibotium barometz |
Họ Dương xỉ | Polypodiaceae | |
4 | Tắc kè đá | Drynaria bonii |
5 | Cốt toái bổ | Drynaria roosii (Drynaria fortunei) |
NGÀNH HẠT TRẦN (NGÀNH THÔNG) | GYMNOSPERMAE (PINOPHYTA) | |
LỚP THÔNG | PINOPSIDA | |
Họ Đỉnh tùng | Cephalotaxaceae | |
6 | Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) | Cephalotaxus mannii |
Họ Hoàng đàn | Cupressaceae | |
7 | Bách xanh | Calocedrus macrolepis |
8 | Bách xanh núi đá | Calocedrus rupestris |
9 | Pơ mu | Fokienia hodginsii |
Họ Thông | Pinaceae | |
10 | Thông xuân nha (5 lá rủ) | Pinus cernua |
11 | Thông đà lạt | Pinus dalatensis |
12 | Thông hai lá quả nhỏ (Thông đá vôi quả nhỏ) | Pinus hwangshanensis |
13 | Thông lá dẹt | Pinus krempfii |
14 | Thiết sam giả lá ngắn | Pseudotsuga brevifolia |
Họ Kim giao | Podocarpaceae | |
15 | Thông tre lá ngắn | Podocarpus pilgeri |
Họ Thông đỏ | Taxaceae | |
16 | Thông đỏ lá ngắn | Taxus chinensis |
17 | Thông đỏ lá dài | Taxus wallichiana |
LỚP TUẾ | CYCADOPSIDA | |
Họ Tuế | Cycadaceae | |
18 | Các loài Tuế thuộc chi Cycas | Cycas spp. |
NGÀNH HẠT KÍN (NGÀNH MỘC LAN) | ANGIOSPERMAE (MAGNOLIOPHYTA) | |
LỚP HAI LÁ MẦM (LỚP MỘC LAN) | DICOTYLEDONEAE (MAGNOLIOPSIDA) | |
Họ Ngũ gia bì | Araliaceae | |
19 | Sâm lai châu | Panax vietnamensis var. fuscidiscus |
20 | Sâm lang bian | Panax vietnamensis var. langbianensis |
Họ Nam mộc hương | Aristolochiaceae | |
21 | Các loài Tế tân thuộc chi Asarum | Asarum spp. |
Họ Hoàng liên gai | Berberidaceae | |
22 | Các loài Hoàng liên ô rô (Mã hồ, Mật gấu) thuộc chi Mahonia | Mahonia spp. |
23 | Bát giác liên | Podophyllum difforme (Podophyllum tonkinense) |
Họ Núc nác | Bignoniaceae | |
24 | Các loài Đinh thuộc chi Fernandoa | Fernandoa spp. |
Họ Hoa chuông | Campanulaceae | |
25 | Đẳng sâm | Codonopsis javanica |
Họ Măng cụt | Clusiaceae | |
26 | Trai | Garcinia fagraeoides |
Họ Thị | Ebenaceae | |
27 | Mun | Diospyros mun |
28 | Mun sọc | Diospyros sailetii |
Họ Đậu | Fabaceae | |
29 | Gõ đỏ (Cà te) | Afzelia xylocarpa |
30 | Trắc | Dalbergia cochinchinensis |
31 | Cẩm lai | Dalbergia oliveri |
32 | Trắc dây | Dalbergia rimosa |
33 | Sưa | Dalbergia tonkinensis |
34 | Giáng hương quả to | Pterocarpus macrocarpus |
35 | Gụ mật (Gõ mật) | Sindora siamensis |
36 | Gụ lau | Sindora tonkinensis |
Họ Long não | Lauraceae | |
37 | Gù hương (Quế balansa) | Cinnamomum balansae |
38 | Re xanh phấn | Cinnamomum glaucescens |
39 | Vù hương (Xá xị, Re hương) | Cinnamomum parthenoxylon |
Họ Tiết dê | Menispermaceae | |
40 | Vàng đắng | Coscinium fenestratum |
41 | Hoàng đằng | Fibraurea recisa |
42 | Nam hoàng liên | Fibraurea tinctoria (Fibraurea chloroleuca) |
43 | Các loài Bình vôi thuộc chi Stephania | Stephania spp. |
Họ Mao lương | Ranunculaceae | |
44 | Thổ hoàng liên | Thalictrum foliolosum |
Họ Ngũ vị tử | Schisandraceae | |
45 | Các loài Na rừng thuộc chi Kadsura | Kadsura spp. |
Họ Đay | Tiliaceae | |
46 | Nghiến | Burretiodendron tonkinense (Excentrodendron tonkinense |
LỚP MỘT LÁ MẦM (LỚP HÀNH) | MONOCOTYLEDONEAE
(LILIOPSIDA) |
|
Họ Cau | Arecaceae | |
47 | Song mật | Calamus platyacanthus |
48 | Song bột | Calamus poilanei |
Họ Thiên môn | Asparagaceae | |
49 | Hoàng tinh hoa trắng | Disporopsis longifolia |
50 | Hoàng tinh hoa đỏ | Polygonatum kingianum |
Họ Hành | Liliaceae | |
51 | Bách hợp | Lilium poilanei |
Họ Ngót ngoẻo | Melanthiaceae | |
52 | Các loài Bảy lá một hoa (Trọng lâu) thuộc chi Paris | Paris spp. |
Họ Lan | Orchidaceae | |
53 | Các loài Lan thuộc họ Orchidaceae, trừ các loài quy định tại Nhóm IA | Orchidaceae spp. |