<Nội kinh> từ cách đây hơn hai nghìn năm đã đi sâu nghiên cứu và có những luận điểm sâu sắc về học thuyết thể chất. Nó vận dụng học thuyết ngũ hành, kết hợp với các phương diện đặc trưng như sắc màu, hình thể, bẩm tính, thái độ, khả năng thích ứng với thế giới bên ngoài, … tổng kết thành các loại hình thể chất, làm căn cứ phân loại cho đến tận bây giờ. Năm trạng thái âm dương của người ta chủ yếu phản ánh ở năm loại tâm lý khác nhau, đặc trưng tính cách và động thái biểu hiện tương ứng với các hành khác nhau. Sinh ra các nguyên nhân khiến cho âm dương trong cơ thể nhiều ít khác nhau, đó cũng tạo nên các loại hình thể chất khác nhau. Hãy cùng Thảo dược Manna (Mannaherbal) tìm hiểu nhé. |
Năm hình thái âm dương của con người, là theo sự bẩm thụ âm dương nhiều hay ít, tâm lý tính tình khác nhau, chia ra các dạng người như: người thái âm, người thiếu âm, người thái dương, người thiếu dương, người âm dương hòa bình.
1. Người có thể chất thái âm
Tính tình tham mà bất nhân, vẻ ngoài gian giảo, giả như chính đáng, nội tâm chứa đựng sự nham hiểm, giỏi làm điều ác, vui buồn không lộ ra bên ngoài, không biết thời thế, hành động quen dùng sau dùng thủ đoạn áp chế trước. Hình thái biểu hiện thâm trầm hắc ám, giả vờ khiêm tốn cung kính, thân thể bản chất cao lớn, có thể khom lưng uốn gối, rất dễ bị bệnh chùn chân, mỏi lưng.
2. Người có thể chất thiếu âm
Tính hình hiểm ác, thường nhỏ nhặt vụ lợi; thường khiến cho người khác chịu thiệt thòi, hay gây hại họa, nhìn thấy người khác vinh dự, cũng trái làm mà nhờ vả, tình cảm ít, đối với người khác không có ân tình. Hình thái biểu hiện ra bên ngoài thanh tú, nhưng hành vi trá nguy, gặp sự việc thì bồn chồn nóng nảy không yên, đi bổ thường hay đổ người ra phía trước.
3. Người có thể chất thái dương
Xử sự vui vẻ cởi mở, thương hay dương dương tự đắc, thích bàn chuyện to lớn nhưng không có năng lực thực tế, thường hay nói quá sự thật. Tác phong nhanh nhẹn mạnh mẽ mà không suy đi tính lại, thường làm việc theo tính khí ý muốn của riêng mình, sự việc thất bại cũng không hối hận. Hình thái biểu hiện ra ngoài là chân cao khí khỏe, hông to lưng dài.
4. Người có thể chất thiếu dương
Tính tình tỉ mỉ, tính tự trọng cao, có chút địa vị thì thường rất tự đắc, thích xuất đầu lộ diện ở các phương tiện truyền thông đại chúng. Thích ngoại giao, bất kể địa lý và công việc. Hình thái biểu hiện ra bên ngoài là khi đứng một chỗ thường ngẩng cao đầu, khi đi lại thường lắc lư thân thể, rất hay để tay ra đằng sau lưng.
5. Người có thể chất âm dương cân bằng
Sinh hoạt trầm tĩnh đúng mực, không vì lợi ích cá nhân, tâm an mà không có gì sợ hãi, ít ham muốn mà không có mức vui mừng, thuận theo quy luật phát triển tự nhiên của sự vật, gặp việc không tranh giành với người, giỏi thích ứng với các biến đổi của hình thế, địa vị tuy cao nhưng cũng khiêm tốn, lấy tình ý cảm phục người mà không dùng các thủ đoạn áp bức để khống chế người, có tài năng điều hành xử lý tốt. Hình thái biểu hiện ra bên ngoài là điềm đạm, cử chỉ đàng hoàng, tính cách hòa thuận, thái độ nghiêm túc.
Bốn dạng thể chất âm dương
<Nội kinh linh khu – Hành châm> Đối với thể chất khác nhau của người bệnh, căn cứ vào sự suy vi của khí tạng, chia người ta thành bốn loại hình: dương vượng âm hư, âm dương đều thịnh, âm thịnh dương hư, âm dương hư nhược.
1. Người dương vượng âm hư: Hình gầy sắc xanh, trung khí đầy đủ mà mạch thường Huyền, hai mắt tinh anh, ăn uống không nhiều, từ chối nhiệm vụ.
2. Người âm dương đều thịnh: Trên cơ sở khí chất dương vượng âm hư kiêm thêm dáng người to béo, mạch thịnh da thô, ăn uống mạnh nhiều.
3. Người âm thịnh dương hư: To lớn sắc trắng, da mềm cơ lỏng, mạch Đại mà Nhuyễn, ăn uống nhiều, nhiều đờm dãi.
4. Người âm dương hư nhược: Trên cơ sở người âm thịnh dương hư có thêm các đặc tính như: hình thể gầy còm, mạch Nhược, ăn uống không nhiều.
(Trích: Đồ hình giải thích Hoàng đế nội kinh và phương thức dưỡng sinh Trung Quốc)
Các hình thái thể chất của con người