Hàng năm, trên thế giới vẫn có hàng nghìn người tử vong vì bệnh đột quỵ. Chứng bệnh này được xem là nguy hiểm chỉ xếp sau ung thư và tim mạch. Bệnh đột quỵ xảy ra bất ngờ khiến người thân không kịp trở tay và để lại di chứng hoặc tỉ lệ tử vong cao. Do đó, những ai có nguy cơ gặp phải đột quỵ trong tương lai cần hiểu rõ về bệnh và cách điều trị để tránh những đáng tiếc bất ngờ xảy ra. Hãy cùng Thảo dược Manna (Mannaherbal) tìm hiểu nhé. |
BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, dùng chung để chỉ sự tổn thương một phần não bộ do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não hoặc vỡ mạch máu. Bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu không lên được thì vùng não đó sẽ ngưng hoạt động. Đột quỵ nguy hiểm là vì nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết, dừng chức năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong. Theo các thống kê, hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não, để lại những di chứng nặng nề như tàn tật vĩnh viễn. Đây được xem là chứng bệnh có tỉ lệ tử vong nhanh chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch. Trong số những người bị đột quỵ thì chỉ có khoảng 50% là có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại thường để lại di chứng nặng nề.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi triệu chứng đột ngột tổn thương ở não bộ, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ.
Trong gần 75% các trường hợp đột quỵ, nguyên nhân chính là do máu nghẽn cục ở một trong các động mạch dẫn máu lưu thông đến não. Lý do thứ hai thường là thành động mạch bị vỡ khiến máu rỉ ra các mô chung quanh (gọi là xuất huyết). Sự cố này làm tăng áp lực lên não, hủy hoại một số tế bào và khiến các mô ở phía bên kia động mạch vỡ nằm trong tuyến máu lưu thông ngừng hoạt động vì không có máu để duy trì chức năng của chúng.
Lượng máu cung cấp đến một vùng não cũng có thể bị ngắt chỉ một thời gian ngắn nào đó mà không hoàn toàn gây đột quỵ. Tình huống này có thể chỉ xảy ra một lần duy nhất hay tái đi tái lại nhiều lần. Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 24 tiếng đồng hồ người ta gọi đó là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hay tiểu đột quỵ. Tuy nhiên hiện nay các bác sĩ đã biết thêm rằng bất cứ trường hợp nghẽn máu nào kéo dài hơn một giờ đều để lại sẹo trên vùng não vì thế định nghĩa TIA như vừa đề cập cũng cần phải thêm vào cho đầy đủ. Đôi mắt của chúng ta được cung cấp máu qua cùng một đường động mạch cấp máu cho não nên những cơn đột quỵ TIA có thể làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho một mắt, gây ra tình trạng một bên mắt bị mờ đi hay mất thị giác tạm thời, theo thuật ngữ chuyên môn, tình trạng này được gọi là thông manh giai đoạn (AFX) hay bán manh tức mù một mắt ngắn hạn (TMB).
Bệnh đột quỵ não sẽ có 4 đặc điểm: Đột ngột, trong điều kiện bệnh nhân đang hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Tổn thương chức năng của não: liệt chân tay một bên, liệt mặt, tê bì nửa người, nói ngọng – nói khó, lú lẫn …; Bệnh nhân có thể tử vong trước 24 giờ do tổn thương mạch máu não.
Việt Nam hàng năm có hơn 200 nghìn ca đột quỵ
HAI THỂ CỦA BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
Nhồi máu: do nghẽn, tắc động mạch não.
Chảy máu: do vỡ thành động mạch, máu tràn ra khỏi lòng mạch.
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não là do mạch máu cấp máu cho não bị tổn thương, đột quỵ não được chia thành 2 thể chính:
Bệnh đột quỵ nhồi máu não: do hẹp hoặc tắc động mạch não, dẫn tới vùng não bị giảm hoặc ngừng cấp máu dẫn tới tổn thương.
Bệnh đột quỵ chảy máu não: do mạch máu bị vỡ ra, máu chảy tràn vào tổ chức não hoặc các khoang chứa dịch bao quanh tổ chức não.
Bệnh đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong cao chỉ đứng sau các bệnh ung thư và tim mạch. Điều trị cũng đòi hỏi thời gian lâu dài, rất tốn kém. Bệnh đột quỵ não là bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất trong nội khoa.
BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO MỨC ĐỘ NHẸ
Để lại di chứng ít và nhẹ như liệt nửa người: thường bắt đầu hồi phục sau 2-4 tuần và kéo dài nhiều tháng tiếp theo;
Co cứng cơ: sau khoảng 4-6 tuần thì chuyển sang giai đoạn liệt cứng (cơ vùng liệt tăng trương lực) gây vận động khó khăn, đau nhức cơ khớp. Đặc biệt hay gặp đau khớp vai;
Rối loạn ngôn ngữ: nói khó hơn bình thường hoặc không hiểu lời nói.
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỘT QUỴ MỨC ĐỘ NẶNG, DI CHỨNG NHIỀU VÀ NẶNG NỀ
Rối loạn ý thức: tri giác, trí nhớ suy giảm; Rối loạn tâm thần, trầm cảm; Suy dinh dưỡng.
Viêm phổi: nguyên nhân do bệnh nhân thường nằm một chỗ do liệt, suy giảm sức đề kháng, dễ nuốt sặc, …
Loét vùng tì đè: những vùng bị tì đè trực tiếp xuống mặt giường khi nằm rất dễ bị loét như gót chân, vùng xương cùng cụt, vùng lưng, vùng chẩm.
Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.
Một số hậu quả khác: co giật động kinh; Huyết khối tĩnh mạch sâu; Biến dạng tư thế; Tăng huyết áp; Loạn nhịp tim; …
Đặc biệt với bệnh nhân đã bị đột quỵ não thì nguy cơ bị đột quỵ tái diễn rất cao so với người chưa từng bị đột quỵ.
Vỡ mạch máu não gây đột quỵ