CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI NHÀ CHO KHU VƯỜN CỦA BẠN

 

Biết cách ủ phân hữu cơ là một trong những kiến thức thiết yếu cho người nông dân hữu cơ hoặc người làm vườn. Phân hữu cơ thường được làm từ rác thải nhà bếp, giấy, lá cây hoặc cành nhỏ trong vườn, ủ phân hữu cơ là cách làm hiệu quả nhất để tái chế trong khi vẫn tạo ra được phụ phẩm giá trị cho cây trồng.

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN HỮU CƠ

Phân hữu cơ được tạo ra bằng cách phân hủy hiếu khí các vật liệu hữu cơ như cỏ, lá cây, rác thải nhà bếp, giấy, phân gia súc, rơm, cỏ khô, dăm gỗ và mùn cưa.

Một tập hợp các loài vi sinh vật sẽ ăn các nguồn đầu vào, làm nhỏ chúng ra và giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Khi vi sinh vật hoạt động, nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng lên. Trong quá trình phân hủy, nhiệt độ có thể đạt đến 55ºC. Khi hầu hết các loại vật liệu đều đã phân hủy, nhiệt độ sẽ giảm xuống bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Lúc này, đống ủ đã sẵn sàng để được sử dụng cho việc cải tạo đất.

THIẾT KẾ MỘT KHỐI Ủ

Việc ủ phân đòi hỏi 4 yếu tố cơ bản:

  1. Nước
  2. Oxy
  3. Nitơ
  4. Cacbon

Nước rất cần thiết để duy trì sự sống cho vi sinh vật trong đống ủ và Oxy cần thiết cho quá trình phân hủy hiếu khí.

Nitơ: Các vật liệu giàu Nitơ, thường gọi là vật liệu “Xanh”, chúng thường có độ ẩm cao và có tỷ lệ Nitơ cao hơn so với Cacbon. Vật liệu “xanh” là rác nhà bếp, cỏ, bã cafe, …

Cacbon: Các vật liệu giàu cacbon, thường được gọi là vật liệu “Nâu”. Chúng giúp cân bằng với vật liệu “Xanh”, chúng thường khô và giòn hơn như lá, rơm, giấy và mụn gỗ.

NHỮNG VẬT LIỆU CÓ THỂ Ủ ĐƯỢC

ĐÚNG

Vật liệu “XANH”

  • Hầu hết các loại rác nhà bếp
  • Bã cafe
  • Rau củ và trái cây
  • Vỏ trứng
  • Phân chuồng
  • Cỏ

Vật liệu “NÂU”

  • Khăn giấy và chén đĩa giấy
  • Giấy báo
  • Lá và rơm
  • Gỗ vụn
  • Cành nhỏ

SAI

  • Đồ nhựa
  • Thủy tinh
  • Kim loại
  • Xốp
  • Thịt*
  • Sản phẩm từ bơ sữa*
  • Sản phẩm có dầu*
  • Sản phẩm có chất béo*

* Những vật liệu này vẫn có thể đưa vào ủ được, nhưng chúng sẽ thu hút các loại sâu bệnh hại và gây mùi khó chịu cho đống ủ nếu không được quản lý đúng cách. Chỉ nên sử dụng chúng khi bạn có kinh nghiệm.

CHỌN CÁCH Ủ

Không có một cách ủ nào được gọi là chính xác nhất. Ủ trong thùng hoặc các cách ủ khác đều mang lại những lợi ích khác nhau và tất cả đều có thể ủ thành công.

Có lẽ, phương pháp ủ phổ biến nhất là ủ đống. Nó sẽ có hiệu quả, nếu bạn có đất trống và không quá gần khu dân cư vì có thể có mùi hôi phát ra từ đống ủ, tuy nhiên, cách ủ này đơn giản hơn. 

Bạn có thể ủ trong lưới thép được hàn lại, thùng gỗ, quây lưới kẽm hoặc thùng rác. Một cái thùng làm từ lưới thép là hiệu quả kinh tế nhất hoặc sử dụng lại các thùng sơn nhựa có nắp đậy. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thùng nhựa dùng để ủ phân hữu cơ với các kích cỡ khác nhau. Bạn có thể dễ dàng đặt mua chúng.

Đặt thùng của bạn trên 1 pallet gỗ hoặc lót dưới đáy bằng các loại vật liệu như gạch vỡ, cành cây để đảm bảo sự thông thoáng và thoát nước tốt.

Khi bạn chọn thùng ủ, hãy để ý đến kích thước của thùng. Nên ưu tiên kích thước 1x1x1m hoặc lớn hơn nữa. Kích thước này sẽ làm giảm tỷ lệ giữa bề mặt và thể tích đống ủ và làm đống ủ được gia nhiệt tốt hơn trong suốt quá trình ủ phân.

CHUẨN BỊ VẬT LIỆU CHO ĐỐNG Ủ

Bạn nên đặt một cái thùng trong nhà bếp để thu thập rác thải từ nhà bếp. Khi thùng đầy, hãy đổ nó vào đống ủ của bạn. Kích thước thùng chứa nhà bếp phụ thuộc vào nhu cầu và lượng chất thải bạn sử dụng mỗi ngày. Không đóng kín thùng chứa này vì điều kiện yếm khí sẽ tạo ra mùi hôi. Thay vào đó, hãy che chắn nó bằng một miếng vải.

Hãy cắt, băm nhỏ và nghiền vụn rác thải nhà bếp trước khi đưa vào ủ, điều đó làm tăng diện tích bề mặt và đẩy nhanh quá trình phân hủy. Tuy nhiên cũng không nên cắt quá nhỏ vì nó sẽ làm tăng độ ẩm quá mức. Thay vào đó, hãy đa dạng hình dáng, kích thước của các loại rác thải nhà bếp.

Các lớp trong đống ủ

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐỐNG Ủ

“Rải từng lớp mỏng” là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để xây dựng và quản lý một đống ủ.

Đầu tiên, hãy đặt thùng chứa trên 1 Pallet gỗ hoặc rải dưới đáy 15 – 30cm các loại vật liệu như gạch, đá vỡ, cành cây khô. Tiếp theo, bạn đổ một lớp các vật liệu “Nâu”, sau đó, đến các vật liệu “Xanh” ở giữa. Cuối cùng là một lớp vật liệu “Nâu” khác. Cứ tiếp tục các lớp vật liệu xen kẽ nhau. Lớp màu “Nâu” nên dày hơn lớp màu “Xanh” gấp hai đến ba lần.

Bạn nên đảm bảo toàn bộ đống ủ của bạn ít nhất mỗi năm 1 lần. Đầu tiên hãy sử dụng lớp màu nâu bên ngoài cho cây trồng của bạn, dùng xẻng để đảo trộn phần còn lại của đống ủ và cho chúng vào thùng. Sau đó bạn cứ tiếp tục bỏ từng lớp vật liệu để tiếp tục ủ.

XỬ LÝ SỰ CỐ

Ngay cả những người ủ phân nhiều kinh nghiệm nhất, đôi khi họ vẫn gặp rắc rối. Sự hiểu biết cặn kẽ về 4 thành phần trong đống ủ sẽ giúp bạn tránh khỏi các rắc rối trong quá trình ủ phân. Sau đây là các vấn đề phổ biến khi ủ phân:

Vấn đề  Giải pháp
Nhiệt độ không tăng Thêm các vật liệu “Xanh”  nhiều hơn “Nâu”
Quá khô Thêm vật liệu “Xanh” hoặc nước
Quá ẩm Thêm vật liệu “Nâu” hoặc giảm “Xanh”
Mùi hôi Thêm vật liệu “Nâu”

Chăm sóc đống ủ

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN Ủ

Phân ủ thành phẩm có màu nâu sẫm và nhuyễn. Bạn sẽ không thể nhận ra vật liệu đầu vào và không có mùi hôi. Nó có thể mất 1 năm hoặc dài hơn để tạo ra thành phẩm tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Những vật liệu từ gỗ sẽ phải mất thời gian lâu hơn để phân hủy. Hãy thật kiên nhẫn khi ủ phân hữu cơ.

Phân hữu cơ được sử dụng để tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Chúng thường được sử dụng để:

  • Che phủ bề mặt luống
  • Bón lót vào đất trước khi trồng cây
  • Là một thành phần của hỗn hợp giá thể khi trồng cây trong chậu

Bạn nên thêm khoảng 5cm phân hữu cơ vào luống trồng mới và 3cm vào mỗi năm cho các luống cũ.

Chúc các bạn có một khu vườn rau xanh và dược liệu hữu cơ xanh mát!

 

Leave Comments

0865032706
0865032706