“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi…” (cây tre Việt Nam – Nguyễn Duy) |
Từ ngàn đời nay, Tre là loài cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ tác dụng chữa bệnh của cây tre. Đặc biệt, trên cây tre, tất cả các bộ phận đều được dùng như những vị thuốc cổ truyền. Hãy cùng Thảo dược Manna tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Lá tre (trúc diệp)
Lá tre hay còn có tên Hán Việt là trúc diệp. Lá tre cấu tạo từ 2 phần gồm bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá thường dài và dày có hình dáng kiểu lòng máng với chức năng kết nối thân cây với phiến lá qua phần cuống lá. Các phiến lá có dáng dài và nhọn ở phần đầu, trong đó thường có 3 – 5 cặp gân lá xếp song song với nhau.
Trong lá tre chứa nhiều các loại khoáng chất tự nhiên như selenium, sillicat, magie, canxi, kali,… Lá tre có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, giảm nôn, thanh âm, tiêu đờm, cầm huyết, dùng trong chữa trị cảm sốt, cảm nắng, cảm ho, sốt cao, phiền nhiệt viêm nhiễm đường hô hấp.
Thân tre (trúc lịch)
Là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt – trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng. Trúc lịch vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hạ sốt, trừ đờm. Trong Thần nông bản thảo và Nam dược thần hiệu đều giới thiệu vị thuốc này. Trúc lịch dùng để chữa chứng trúng phóng cẩm khẩu (Trúc lịch và nước gừng, hai vị bằng nhau cho uống).
Vỏ xanh thân tre (thanh trúc lịch/ trúc như)
Vào mùa hè, bị trúng thử hôn mê, người ta dùng dao cạo lớp vỏ xanh thân tre tươi, nấu nước cho bệnh nhân uống để giải trừ thử khí, giúp bệnh nhân tỉnh táo trở lại. Uống nước Trúc thanh vào mùa hè có thể phòng được các bệnh do thử nhiệt sanh ra.
Gốc tre/ củ tre (trúc căn)
Rễ tre có tính mát, giúp giải nhiệt, thải độc cho cơ thể. Rễ tre hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận, tim mạch, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…
Măng tre
Ngoài làm thực phẩm ra, măng tre còn được dùng như một vị thuốc. Măng tre có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ, chất đạm, chất bột đường, axit amin, chất khoáng, chất béo, đường, muối vô cơ. Các khoáng chất đặc biệt tốt có ở măng tre phải kể đến như Kali, Canxi, Mangan, kẽm, Crom, đồng, sắt, cùng một lượng nhỏ phốt pho và Selen. Các loại Vitamin được tìm thấy ở măng tre như Vitamin A, Vitamin B6, Vitamin E.
Trong Đông Y, Măng tre có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát, tiêu đờm, nhuận táo, chống co thắt.
Búp tre (phần ngọn của cành tre non)
Búp tre (hay đọt tre) vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, làm se, được dùng để chữa tiểu buốt, sốt, kiết lỵ… Trong y học cổ truyền, vị thuốc này có tên là trúc diệp quyển tâm.
Thiên trúc hoàng (cặn đóng trong ruột tre)
Thiên trúc hoàng có tên là Hoàng phấn, Trúc cao, Phấn nứa là cặn đóng trong ruột cây tre, nứa. Thường những cây tre nứa này bị bệnh, làm cho chất nước trong cây ngưng đọng lại. Thiên trúc hoàng thường thu lấy ở một loại nứa có tên khoa học là Phyllotachys reticula C.Koch. Thiên trúc hoàng có màu trắng như phấn hoặc có màu vàng như đất, có vị ngọt tính hàn, không độc, vào kinh tâm, an thần, trừ phong. Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê, trẻ con bị kinh giật không nói được. Liều dùng 1 – 3g/ngày. Nếu không bị nhiệt thực sự thì không nên dùng.
Mo nang tre
Là những mảnh vỏ già, khô bọc ngoài cây tre non, sau khi sao tồn tính, tán thành bột mịn, rắc vào các mụn nhọt, lở loét lâu liền miệng, hoặc có thể dùng làm thuốc cầm máu, trong các trường hợp rong kinh, băng huyết, chảy máu cam…, phối hợp với cỏ nhọ nồi, lá sen, bẹ móc (tông lư) ngải diệp, trắc bách diệp, đều sao tồn tính, mỗi vị 8 – 10g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.
Cây tre vốn đã thân thuộc với bất kỳ người nào kể từ khi lọt lòng