Chu kỳ của sự sống theo quan điểm của Y học cổ truyền

 

Từ ý thức đầu tiên đến hình thái vận động cơ năng đều có quy luật biến hóa, các thầy thuốc Y học cổ truyền từ xa xưa đã nghiên cứu hình thái, cơ chế, quy luật biến hóa của thân thể đối với sự phát triển của bệnh tật. <Nội Kinh> cho rằng: Mọi hiện tượng sống đều biểu hiện ra một loại tính chất chu kỳ. Cụ thể đối với cơ thể con người thì đều có một chu kỳ sinh lý từ khi sinh ra đến lúc chết đi.

 

Người xưa đã trải qua quan sát và thực nghiệm lâu dài, dần dần nhận thức được quy luật sinh trưởng và phát dục của cơ thể con người. <Nội Kinh> đã ghi chép tỉ mỉ đối với các chu kỳ sinh trưởng, phát triển và tử vong của con người. Như con gái lấy số 7 làm số cơ bản, con trai lấy số 8 làm cơ bản. Đa số, đối với con gái thì 7 năm, đối với con trai thì 8 năm, là một quá trình mà cơ thể từ lượng sẽ biến đổi về chất để hoàn thành chu trình sinh, trưởng, lão, bệnh, tử.

 

Lịch trình sự sống của con trai

8 tuổi Thận khí có đủ, dài tóc thay răng.
16 tuổi Thận khí thịnh, *Thiên quý đến, tinh khí tràn đầy, có thể hòa hợp với nữ giới; nên có thể sinh con.
24 tuổi Thận khí sung mãn, gân xương cứng mạnh; Cho nên răng khôn mọc và phát triển hết.
32 tuổi Gân xương rắn chắc, thân thể nở nang cường tráng hết mức.
40 tuổi Thận khí suy dần, tóc rụng răng long.
48 tuổi Dương khí suy kiệt ở trên, vẻ mặt khô khan, tóc râu điểm bạc.
56 tuổi Can khí suy yếu, gân hoạt động khó khăn, Thiên quý suy kiệt, tinh dịch ít, thân thể mệt mỏi.
64 tuổi Thiên quý khô kiệt. Tinh khí không thể sung mãn được nữa, Thận tạng bắt đầu suy yếu dần, răng tóc bắt đầu rơi rụng, hình thể suy lão. Thân thể nặng nề, đi lại không vững, không thể sinh con.

Những năm tuổi đôi mươi là giai đoạn sung mãn nhất, tươi đẹp nhất của con người

Lịch trình sự sống của con gái

7 tuổi Thận khí có đủ, thay răng dài tóc.
14 tuổi Thiên quý đến, Nhâm mạch thông; Thái xung mạch thịnh, kinh nguyệt đúng thời kỳ thoát xuống; Cho nên có thể sinh con.
21 tuổi Thận khí đầy đủ, nên răng khôn bắt đầu mọc, răng phát triển hết.
28 tuổi Gân xương chắc, tóc dài hết mức, cơ thể mạnh mẽ.
35 tuổi Dương minh mạch suy, mặt bắt đầu khô khan, tóc bắt đầu rụng.
42 tuổi Mạch của ba kinh dương suy kém ở trên, vẻ mặt khô héo hẳn, tóc bắt đầu bạc.
49 tuổi Mạch Nhâm hư kém, mạch Thái xung suy yếu, Thiên quý khô kiệt, nguyệt kinh tắt, thân thể hao mòn mà không thể sinh con được nữa.

*Thiên quý: Là một khái niệm quan trọng của Đông y, nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sinh sôi của con người. Từ “Thiên quý” xuất hiện đầu tiên ở <Tố Vấn – Thượng cổ thiên chân luận> khi nói về các giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cơ thể. Người đời sau căn cứ vào ghi chép ở <Nội kinh> theo văn diễn ý đưa ra rất nhiều giả thuyết lý giải “Thiên quý” là cái gì. Có ba thuyết đáng quan tâm là: Thiên quý là “Kinh nguyệt của phụ nữ”; Thiên quý là “Tinh huyết”; Thiên quý là “Chân âm”.

Hiện nay, đa số các nhà y học đều cho rằng: Thiên quý là vật chất xúc tiến cơ thể sinh trưởng và phát dục, duy trì khả năng sinh dục của nam và nữ. Nó nguyên là tinh chất của tiên thiên cha mẹ, được các chất tinh vi trong thực phẩm hậu thiên nuôi dưỡng mà dần dần phát triển.

“Thiên quý” kỳ diệu mà Tạo hóa ban cho

Leave Comments

0865032706
0865032706