(Bệnh án của Tiêu Trác Như – Trích trong ‘Danh y nghiệm án loại biên’, Trung Quốc)
Ninh Hương Vương, 20 tuổi, học sinh. Bị ngoại cảm đã vài tháng nay, bịnh ngày càng nặng lên chứ không khỏi. Đã được dùng các loại thuốc thanh lợi mua ở ngoài chợ. Hiện nay ngực đầy trướng, phía trên cơ thể nóng, đổ mồ hôi, từ thắt lưng trở xuống sợ gió, đắp chăn kín dù đang ở vào thời tiết nóng tháng 6 – mùa hè. Mạch Huyền, rêu lưỡi vàng nhạt.
Đây là chứng trên nóng dưới lạnh.
Cho dùng bài ‘Phụ tử tả tâm thang’ để thanh thượng, ôn hạ. Dùng Hắc phụ tử 3g (nấu lấy nước), Đại hoàng (sống) 3g, Tiểu xuyên liên 1,8g, Hoàng cầm 1,8g Lấy nước đang sôi đổ vào tẩm 3 vị thuốc (tam hoàng), để một lúc rồi lọc bỏ bã, rồi đổ nước Phụ tử vào, hòa chung, uống lúc âm ấm.
Sau 2 ngày khám lại, người bệnh cho biết đã uống 2 thang, hiện nay hầu như không còn bệnh.
Nhận xét: Sách ‘Thương hàn luận’ cuối thiên Thái dương có viết: “Dưới ngực đầy mà lại sợ lạnh, đổ mồ hôi, trị bằng Phụ tử tả tâm thang”. Bệnh án này, triệu chứng giống như sách ‘Thương hàn luận’ tuy có hơi khác lạ một ít, nhưng trên nóng dưới lạnh cũng cùng một loại, vì vậy, dùng ‘Phụ tử tả tâm thang’ rất thích hợp, cái hay ở đây là việc sắc riêng Phụ tử, có tính phù dương hoãn hạ, cần nấu chín để đi xuống, còn 3 vị thuốc mang tên hoàng (Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng) có tác dụng làm hết tức trướng, muốn dẫn thuốc đi lên cho nên dùng sống (chỉ tẩm nước sôi chứ không sắc kỹ) để phát huy tác dụng khinh thanh (nhẹ) của thuốc.