Không khí ô nhiễm, sức đề kháng giảm, thời tiết thất thường, cực đoan, … Tất cả những tiêu cực đó đều làm cho sức đề kháng của con người bị suy giảm. Biểu hiện hay mắc phải nhất là ho, khó thở. Vậy hãy để Thảo dược Manna chia sẻ cùng các bạn công thức pha trà giúp giữ ấm cổ họng, giảm đau họng nhé |
Nguyên liệu thành phần
- Rễ cát cánh: 1,5 muỗng cafe
- Cam thảo: 1/2 muỗng cafe
- Lá bạc hà: 1,5 muỗng cafe (nghiền nát)
- Hạt thìa là: 02 muỗng cafe (xay nhỏ hoặc nghiền bằng cối và chày)
- Gừng: 01 miếng nhỏ vừa đủ (đập dập)
Cách làm
Công dụng
Tăng cường sức đề kháng, chống suy giảm miễn dịch, giúp giảm đau họng ngừa ho.
Sử dụng
Uống trà vào các buổi sáng hàng ngày.
Công dụng thành phần
1. Rễ cát cánh
Cây cát cánh hay còn được gọi là kết cánh, mộc tiện, bạch dược, cánh thảo hay phù hổ,… Cát cánh có chứa các thành phần hóa học như Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,… Vì vậy, cây thuốc cát cánh có tác dụng tuyên thông phế khí, loại bỏ đờm, tiêu nùng, bài nùng và lợi yết,… Đồng thời cát cánh chủ trị các chứng do phong hàn, bế tắc ở phế như cổ họng sưng đau, ho có đờm, tắc tiếng hoặc khàn tiếng,…
2. Cam thảo
Loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng. Ví dụ, nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng nước cam thảo để súc miệng giúp làm dịu cổ họng của bệnh nhân sau phẫu thuật.
3. Lá bạc hà
Lá bạc hà Chứa tinh dầu bạc hà, một hợp chất có thể giúp làm dịu màng nhầy bị viêm. Bạc hà cũng hỗ trợ tiêu hóa và thường được tiêu thụ để giúp giảm đau bụng.
4. Hạt thìa là
Hạt thìa là giúp giảm đau họng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi. Trong hạt thìa là có chứa alpha-pinene có tác dụng giảm ho hiệu quả.
5. Gừng
Gừng có một lịch sử rất lâu đời, được sử dụng sớm ngay cả trong các bài thuốc y học cổ truyền. Nó được sử dụng để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Hương thơm và hương vị độc đáo của gừng đến từ các loại tinh dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol. Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng. Nó chịu trách nhiệm cho phần lớn các đặc tính y học của gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ví dụ, nó có thể giúp giảm stress oxy hóa, từ đó giảm lượng gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
Chúc các bạn có được ấm trà thảo mộc thơm ngon, hữu dụng!