Ứng dụng học thuyết ngũ hành của Đông y là dùng phương pháp nhân loại ngũ hành của thuộc tính sự vật và quy luật biến hóa của “thừa vũ sinh khắc”, để giải thích sinh lý cơ thể người và hiện tượng bệnh lý, để chẩn đoán lâm sàng và điều trị. Hãy cùng Thảo dược Manna (Mannaherbal) tìm hiểu nhé. |
THỪA VŨ SINH KHẮC LÀ GÌ?
Học thuyết ngũ hành chủ yếu lấy quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành để thuyết minh quan hệ tương hỗ giữa các vật. Tương sinh tức là tư sinh và trở trưởng tương hỗ; tương khắc tức là chế ước và khắc chế tương hỗ.
Quan hệ tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc.
Quan hệ tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương sinh của ngũ hành, bất cứ một “hành” nào, đều có “sinh ngã” “ngã sinh”. Sinh ngã là “mẹ”, ngã sinh là “con”, cho nên trong quan hệ tương sinh của ngũ hành, còn gọi là quan hệ “mẹ – con”.
Tương thừa, tương vũ là hiện tượng ngược lại về sự phát triển biến hóa của sự vật. Thừa có ý là thừa hư xâm nhập; quy luật phản sinh vũ là nhờ mạnh lấn át yếu quy luật phản khắc. Tương thừa là sự thái quá của tương khắc, vượt quá mức độ chế ước thông thường, là một biểu hiện làm mất đi sự hiệp đồng bình thường trong quan hệ giữa các sự vật.
Tương vũ, là ngược lại với tương khắc, nên gọi là “phản khắc” lại là một biểu hiện khác làm mất đi sự hiệp đồng bình thường trong quan hệ tương khắc bình thường, nếu như kim khí không đủ hoặc mộc khí chì tiến, thì mộc sẽ phản ngược lại “vũ kim”.
THUYẾT MINH VỀ CHỨC NĂNG SINH LÝ VÀ QUAN HỆ TƯƠNG HỖ CỦA TẠNG PHỦ
Học thuyết ngũ hành đem nội tạng của con người, lần lượt quy vào ngũ hành, dùng đặc tính của ngũ hành để nói lên đặc điểm hoạt động của ngũ tạng. Như can hủy điều đạt, có chức năng sơ thông, mộc có đặc điểm sinh phát, nên lấy can thuộc “mộc”; tâm dương có tác dụng làm ấm nóng, hỏa có đặc tính dương nhiệt, nên tâm thuộc “hỏa”; tỳ là nguồn của sinh hóa, thổ có đặc tính sinh hóa vạn vật, nên tỳ thuộc “thổ”; phế khí chủ túc giáng (dẹp xuống), kim có thanh túc, thu gom, nên phế thuộc “kim”; thận là chủ thủy, có chức năng tàng tinh, thủy có đặc tính ẩm ướt, cho nên thận thuộc “thủy”.
Học thuyết ngũ hành, nói lên quan hệ nội tại về chức năng sinh lý giữa các tổ chức tạng phủ cơ thể con người, như tinh của thận (thủy) để dưỡng can, can (mộc) giữ huyết cứu tâm, nhiệt của tâm (hỏa) để ôn tỳ, tỷ (thổ) hóa sinh khí để nạp cấp cho phế, thanh túc của phế (kim) để hỗ trợ thủy cho thận. Đó là quan hệ tương hỗ tư sinh của ngũ tạng. Thanh túc của phế (kim) giảm xuống, có thể kiềm chế sự tăng lên của dương can; sự điều đạt của can (mộc), có thể sơ tiết ung uất của tỳ (thổ) vận hóa của tỳ (thổ) có thể ngăn chặn lại sự tràn trề của thận (thủy); sự ẩm ướt của thận (thủy) có thể ngăn được sự tăng lên của tâm hỏa; sự dương nhiệt của tâm (hỏa) có thể hạn chế sự thái quá thanh túc của phế kim. Đó là quan hệ chế ước tương hỗ của ngũ tạng.
THUYẾT MINH ẢNH HƯỞNG BỆNH LÝ GIỮA CÁC TẠNG PHỦ
Học thuyết ngũ hành cũng có thể nói rõ về ảnh hưởng tương hỗ giữa các phủ tạng trong điều kiện bệnh lý, như Can bị bệnh có thể truyền sang Tỳ, là mộc thắng thổ; Tỳ bị bệnh có thể ảnh hưởng đến Can, là thổ vũ (lấn át) mộc; bệnh Can còn có thể ảnh thưởng đến tim, là bệnh của “mẹ sang con”; ảnh hưởng phế, vì mộc lấn át kim; ảnh hưởng tới thận, là bệnh của “con sang mẹ”. Bệnh Can là như vậy, các bệnh của các tạng khác cũng thế, đều có thể dùng quan hệ sinh khắc thừa vũ của ngũ hành để thuyết minh ảnh hưởng tương hỗ trên bệnh lý của chúng.