Trời đất đã sinh ra giống người ở xứ nào thì lại phải sinh ra các vị thuốc ở xứ ấy để cứu cho người ta khi có tật bệnh. Nước nam ta cũng có đủ các vị thuốc, từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần (962 – 1417) trong khoảng ngót ngàn năm đó văn hóa đã khai thông, nghề thuốc nam đã thấy tiến bộ, đã thấy sản xuất ra nhiều bậc danh y lỗi lạc về nghề thuốc nên đã làm ra nhiều sách vở về nghề thuốc nam, cũng thấy có đủ các khoa thuốc, nhưng vì từ năm 1419 quân nhà Minh (bên Tàu) khi đó thu thập các sách thuốc nam của ta mà mang về Tàu, nên từ đời Trần trở xuống không tìm thấy bộ sách thuốc nam nào nữa, chỉ có từ đời Lê-Thái-Tổ trở xuống là còn thấy mấy bộ sách mà thôi.
Đời Thục An-dương-vương (257-207, TCN) có ông Thôi-sĩ phát minh ra phép ((cứu)) để chữa bệnh, hiện còn di tích ở Trần-sơn quận Võ-ninh (Quảng Ninh?).
Đời nhà Lý niên hiệu Thiên-chương, bảo Tự (1236) có ông Nguyễn-chí-Thành hiệu là Minh-không, người làng Điềm-giang, xã Đại-hữu, huyện Gia-viễn, tỉnh Ninh-bình, ông học được nhiều đạo thuật, vua Lý-thần-Tôn bị bệnh lạ, tâm thần phiền loạn, đau đớn, kêu gào, hầm hét như hổ, nhiều thầy thuốc chữa không khỏi, Triều đình vời ông Minh-không đến chữa mới khỏi, vua yêu quý lắm phong cho làm quốc sư và thưởng rất hậu.
Đời nhà Trần (1341) có ông Trần-canh người làng Long-châu hạt Yên-sơn, khi vua Trần-dụ-Tôn còn nhỏ đi tắm sông bị chết đuối, ông Trần-canh dùng phép ((Trâm)) chưa cho sống lại, sau vua lại bị chứng dương nuy không ai chữa khỏi, vua lại phải vời ông vào chữa mới khỏi, sau sinh được ba hoàng tử, vua tạ ơn rất hậu.
Năm Quang-Thái đời nhà Trần có ông Phan-phu-Tiên, thi đỗ Thái-học-sinh, ông tinh về nghề thuốc nam, ông có làm ra bộ sách <Bản-thảo-thực-vật-toản-yếu> tên các vị thuốc nam có dịch ra chữ hán.
Đời vua Lê-hy-Tôn niên hiệu Vĩnh-trị (1676) vua sai các quan soạn ra một bộ sách thuốc nam gọi là <Bảo-sinh-duyên-Thọ-toản-yếu> gồm năm quyển, ông Đào-công-Hinh binh bộ thị lang soạn ra, các ông Phan-thế-Vinh, Phạm-đình-Liên là Thái-giám cùng sửa chữa, ông Lê-bá-Nhạn soát lại, ông Nguyễn-Đại tham-nghị văn chức, ông Vũ-việt-hiên thái bộc tự khanh ở thái y-viện biện luận và đính chính lại, các ông Lê-đức-Nghiệp, Ngô-thái-Đức, Nguyễn-Luân, Nguyễn-đăng-Doanh, Lê-tiến-Yên, Lê-duy-Lương đều trông coi về việc biên-chép và ấn loạt.
Đời Lê khoảng năm Bảo-thái (1720-1728) ông Trần-hải-Ân người làng Cáo-đỉnh, tổng Cổ-nhuế, huyện Từ-liêm, tỉnh Hà-đông làm quan chánh ngự y trong thái-y-viện có làm ra bộ sách <Y-chuyền-chi-yếu> có 2 quyển, làm bằng chữ nho theo thể phú cả.
Đời Lê năm Long-đức thứ nhất (1732) ông Nguyễn-công-Triều làm ra bộ sách <Thực-vật-tiệp-lục> có một quyển, các tên vị thuốc nam có dịch ra chữ hán cả.
Đời Lê-vĩnh-Thịnh (1717) ông Tuệ-Tĩnh người làng Cẩm-giàng, Thượng-hồng, nghĩa phu, hiệu là Hồng-nghĩa-đường, ông rất tinh về nghề thuốc nam, ông làm ra bộ sách <Hồng-nghĩa-giác tư-y-thư> có 2 quyển, trong có 630 vị thuốc nam, ông lại làm ra bộ sách <Nam-dược-thần-hiệu> có đủ các bài thuốc hà phép chữa bệnh.
Thiền-sư danh-y Tuệ-Tĩnh
Ông Nguyễn-văn-Tĩnh hiệu là Trấn-an đỗ tiến-sĩ khoa giáp thìn đời Lê, ông có làm ra bộ sách <Vạn-phương-tập-nghiệm> có 8 quyển.
Đời Lê-cảnh-Hưng (1772) ông Lê-hữu-Trác biệt hiệu là Hải-thượng-Lãn-ông, con quan Thượng-thư người làng Liêu-xá, huyện Đường-hào tỉnh Hải-dương, đến ở quê mẹ là làng Tình-điền, huyện Hương-sơn, tỉnh Hà-tĩnh có làm ra bộ sách <Y-tôn-tâm-lĩnh> gồm 66 quyển, trong bộ sách ấy cũng có mấy quyển nói về thuốc nam.
Đời Lê-cảnh-Hưng (1774) ông Lê-quí-Đôn đỗ bảng nhãn, có làm ra bộ sách <Vân-đài-loạn-ngữ> gồm 9 quyển, nói các sản vật nước nam có 320 điều, trong có nói rõ về vị nhân-sâm của ta rất hay.
Đời Lê-cảnh-Hưng thứ 38 (1777) ông Nguyễn-thế-Lịch làm quan giám sát ngự sử cấp sự trung ở Sơn tây, có làm ra bộ sách <Thai-tiền-điều-dưỡng phương-pháp> nói rõ cách chữa đàn bà và trẻ con nữa.
Ông Nguyễn-gia-Phan biệt hiệu Dưỡng am, người Từ-yên, Sơn-tây, về đời Lê năm kỷ-dậu (1788) có bệnh thời dịch ông chữa được khỏi rất nhiều, rồi làm ra bộ sách <Liệu-dịch phương-pháp toàn-tập> có 2 quyển.
Đời Gia-long (1806) ông Đặng-văn-Rĩnh hiệu là Toàn-chân người làng Phù-đổng, huyện Tiên-du, Bắc-ninh, có làm ra bộ sách <Tiên-phù đặng-gia-y-trị toản-yếu> có 1 quyển.
Ông Ngô-viên ngoại ở Thanh-tả, phủ Ứng-hòa, tỉnh Hà-đông, có làm ra bộ sách <Hoạt-nhân bí-yếu> chia làm bốn tập: xuân, hạ, thu, đông.
Đời Tự-đức thứ 7 (1854) ông Lê-văn-Huệ làm ra bộ sách <Tổng-toản-y-tập>.
Bộ sách <Bảo-thai-thần-hiệu> có một quyển, không rõ của ai làm ra, sách làm từ năm Tự-đức thứ 8 (1855).
Đời Tự-đức thứ 11 (1858) ông Trần-nguyệt-Phương làm ra bộ sách <Nam-bang-thảo-mộc> trong nói rõ công hiệu của 100 thứ cây cỏ mà chính ông đã tìm thấy.
Đời Tự đức năm quí-dậu (1873) ông Lê-trác-Như hiệu là Đồng-xương-đường có làm ra bộ sách <Nam-thiên-đức-bảo-toàn-thư> có 5 quyển, có biên tập các bài gia truyền của các nhà.
Năm Tự-đức canh-thìn (1880) ông Phạm-đãi-Dụng làm ra bộ sách <Phạm-đãi-Dụng gia truyền phương dược> có 1 quyển nói về phép chữa đàn bà trẻ con.
Năm Kiến-phúc nguyên niên (1883) ông Lê … người làng Vân-canh, huyện Từ-liêm đỗ tiến-sĩ làm quan Tham chính sơn-nam (Nam-định) có làm ra bộ sách <Nhãn khoa-yếu-lục> có 10 bài thuốc chữa mắt.
Năm Hàm-nghi (1885) các môn đồ của ông Nguyễn-Địch ghi chép những bài thuốc kinh nghiệm của ông mà soạn ra một bộ sách <Vân-khê-y-lý yếu lục> có 2 quyển.
Năm Thành-thái Tân-sửu (1901) ông Đặng-văn-Phủ hiệu là Thiên-đinh người làng Hành-thiện phủ Xuân-trường, Nam-định, đỗ tiến-sĩ có làm ra bộ sách <Nam-phương-danh-vật-bị-khảo> có hai quyển có biên rõ các tên thuốc bắc ra tên thuốc nam.
Năm Thành-thái thứ 18 (1906) ông Vũ-bình-Phủ hiệu là Nam dương-đình, làm ra bộ sách <Y-thư-lược-sao> có ba quyển nói về phép châm cứu.
Năm Khải-định thứ 8 (1923) ông Lê-văn-Ngữ hiệu là Ứng-hòa người làng Vạn-lộc, phủ Xuân-trường, Nam-định, làm ra bộ <Y-học-toản-yếu> bằng thể vấn đáp nói toàn y lý không có bài thuốc.
Ông Phạm-bách-Phúc hiệu là Luyện-phúc-Đường ở Hà Nội ông làm ra bộ sách <Tiên-chuyền-đậu-chẩn-y-thư> có nhiều bài thuốc nam.
Ông Anh-hà, cúc-trai-y-sĩ làm ra bộ sách <Y-kinh-quốc-ngũ> làm bằng lối văn vần.
Bộ sách <Nam-dược-thần-kinh> có ba quyển, ghi chép các bài thuốc của các thanh đồng phụ lên mà biên ra, chữa đủ bệnh đàn bà trẻ con.
Còn các bộ sách kể sau này không rõ của những ai làm ra mà làm từ bao giờ:
1- Bộ sách <Y-tập-lưu-truyền>.
2- Bộ sách <Y-thư-hợp-soạn> có cả mạch thái-tố.
3- Bộ sách <Dược-chi-huyền-cơ> bằng chữ nho theo thể phú.
4-Bộ sách <Dược-phương-sao-lục> dạy các phép chữa bệnh.
5-Bộ sách <Y-học-đại-toàn-dược-biên>
6-Bộ sách <Hoạt-nhần-toát-yếu> có 3 quyển.
7-Bộ sách <Y-lý-tinh-ngôn> có hai quyển.
8-Bộ sách <Ngự-toản-tiểu-nhi-khoa> một quyển.
9-Bộ sách <Y-trị gia-truyền> bằng thể thơ cả.
10-Bộ sách (Ngoại-khoa-y-phương-sao-chuyền> một quyển.
11-Bộ sách <Hoạt-ấu-tâm-pháp-đại-toàn> có một quyển.
12-Bộ sách <Gia-truyền-bí thư> có một quyển chữa gẫy xương.
13-Bộ sách <Tiểu-nhi đậu-chứng> một quyển.
14-Bộ sách <Chẩn-đậu-chư-thư sao lục> có một quyển.
15-Bộ sách <Dụng-dược-khu-cơ> có hai quyển.
16-Bộ sách <Y-nan-y-chi-tập> có một quyển chữa phong hủi.
17-Bộ sách <Phụ-nhân-khoa> có một quyển.
18-Bộ sách <Tiểu-nhi-khoa> có một quyển.
19-Bộ sách <Gia-truyền-kỷ-yếu-y-thư> có một quyển.
20-Bộ sách <Nam-dược-khảo-biên> có một quyển.
21-Bộ sách <La-khê-y-phương> có một quyển.
22-Bộ sách <Thai-sản-điều-lý-phương-pháp> có một quyển.
23-Bộ sách <Trị-đậu quốc-ngữ> có một quyển.
24-Bộ sách <Gia-truyền-chẩn-đậu> có một quyển.
25-Bộ sách <Chẩn-đậu-tâm-pháp-yếu-quyết> có một quyển.
(Trích Nam-thiên-y-học quyển 1)