LỤC DÂM – BỆNH TÀ TỪ BÊN NGOÀI XÂM NHẬP VÀO CƠ THỂ. PHẦN 2: PHONG (GIÓ) NGỌN NGUỒN CỦA TRĂM BỆNH

Trong Phần 1: Khái niệm chung, Thảo dược Manna (Mannaherbal) đã chia sẻ cùng Quý bạn đọc các khái niệm cơ bản về Lục khí – Lục dâm (Lục tà) và tác động của chúng tới cơ thể con người. Tại Phần 2 này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Phong (gió) – Phong tà, một trong sáu nhân tố gây bệnh của lục dâm.

Gió độc (phong tà) là nhân tố gây bệnh chủ yếu trong lục dâm; các ngoại tà khác như:hàn, thử, thấp, táo, hỏa thường theo phong (gió) mà xâm nhập vào thân thể, như ngoại cảm gió lạnh, gió nóng, gió ẩm (phong hàn, phong nhiệt, phong thấp) v.v… Bởi vậy, gió độc thường là con đường ngoại tà xâm phạm vào cơ thể trước tiên.

Gió (phong) là chủ khí của mùa Xuân, bởi vậy bệnh do gió thường thấy vào mùa Xuân, nhưng bốn mùa đều có gió, bởi vậy không chỉ hạn chế vào mùa Xuân mà các mùa khác đều có thể phát sinh phong tà gây bệnh, phong tà không những có thể đơn độc gây bệnh, mà còn thường kết hợp với các “tà khí” khác gây bệnh như: phong hàn, phong thấp, phong táo, phong nhiệt v.v… bởi vậy mới gọi phong là “nguồn sinh ra trăm bệnh”.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA PHONG

  1. Phong là dương tà, tính của nó tiết mở: dương tà có đặc điểm hướng lên trên, hướng ra ngoài, dương dễ làm tổn thương ở trên, dương nhiệt lại có tính chất phát tán, cho nên dễ xâm phạm vào vị trí cơ biểu, khiến lỗ chân lông da dẻ tiết mở, làm cho vệ khí không chắc chắn, từ đó phát sinh triệu chứng đổ mồ hôi sợ gió, nên còn gọi là “phong làm tổn thương vệ”.
  2. Tính của phong bốc nhẹ, phong tà thường xâm phạm vào vùng đầu mặt mà phát sinh chứng đau đầu. <Tố vấn – Thái âm dương minh luận> nói: “Bị thương bởi phong, đầu tiên cảm thụ ở trên”.
  3. Tính của phong hay chạy mà biến hóa nhiều, bệnh do phong có đặc điểm: (1) Vị trí di chuyển không cố định, (2) Biến đổi khó lường, (3) Biến chuyển nhanh chóng. Các chứng bệnh thường gặp như: đau chuyển khớp xương, da dẻ ngứa ngáy, phong chẩn v.v…
  4. Tính của phong chủ động, nhiễu động không ngừng, phàm các triệu chứng động như: hoa mắt, run rẩy, co quắp, quờ quạng, uốn gáy cong lưng v.v… đều thuộc chứng phong. <Tố vấn – Âm tính ứng tượng đại luận> nói: “Tính của phong gây nên động”.

NGOẠI PHONG VÀ NỘI PHONG

1. Ngoại phong: phong tà từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và kinh lạc của thân thể gây nên:

+ Thượng phong: sợ gió, đau đầu, tắc mũi, ra mồ hôi, phát sốt hoặc không phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn. Trị liệu dùng phép Tân tán phong tà (giải biểu khư phong).

+ Phong tê: cơ thịt khớp xương đau nhức di chuyển bất định, còn gọi là “hành tê”. Trị liệu nên khư phong thông lạc.

+ Phong chẩn khối: da thịt vốn có thấp nhiệt hoặc Vị Trường có thấp nhiệt, lại bị cảm nhiễm phong tà bên ngoài, khiến cho bên trong không được sơ tiết, bên ngoài không được thấu đạt, thấp nhiệt uất ở vùng da dẻ tấu lý, hình thành nên các nốt mụn nhọt do phong, ngứa ngáy kỳ lạ, lúc phát lúc hết. Trị liệu nên khư phong chỉ dương.

2. Nội phong: triệu chứng chủ yếu là chóng mặt, tê dại, run rẩy, co quắp, triệu chứng biến hóa nhiều nhưng có đặc điểm chung là run động, nên còn gọi là “phong chủ”. Thường do ngoại cảm mà phát triển thành, từ biểu vào lý mà dẫn đến, cũng có thể do bệnh biến bên trong nội tạng hoặc công năng của nội tạng mất điều hòa gây nên; như các chứng hậu: nhiệt cực sinh phong, Can dương hóa phong, âm hư động phong và huyết hư sinh phong v.v…

 

CỬU CUNG BÁT PHONG (CHÍN CUNG TÁM LOẠI GIÓ)

Phong là một khí rất đặc thù trong sáu khí, đặc thù của nó là ở chỗ phong không chỉ phát sinh ở một phương nào, mà bốn phương tám hướng đều có thể phát sinh phong. Nên còn gọi là “bát diện lai phong”.

Cửu cung bát phong

Anh nhi phong: Một trong tám loại gió. Chỉ gió Đông (Linh khu – Cửu cung bát phong> nói: “gió từ phía Đông thổi đến, gọi là gió sơ sinh (Anh nhi phong). Làm tổn thương người ta, bên trong ảnh hưởng đến Can, bên ngoài hại đến gân khớp, cái khí chủ của nó là thấp”.

(Trích: <Đồ hình giải thích Hoàng đế nội kinh và phương thức dưỡng sinh Trung Quốc>)

Leave Comments

0865032706
0865032706