Dân Việt ta biết uống rượu từ thời thượng cổ, chẳng phải là học từ Trung Hoa như sách Lĩnh Nam chích quái chép: “Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo … dùng gạo Tri làm rượu …” Chữ nôm “rượu” và chữ hán “tửu”, nghe âm rất tương cận như ảnh hưởng nhau nhưng chưa biết chữ nào có trước đấy! |
Dân thiểu số Trường sơn ngày nay vẫn lấy một loại rễ cây giã ra làm diếu tố lên men cho rượu cần. Cứ như sử sách như An Nam chí lược, Văn Hiến thông khảo, rượu được dùng trong cung vua khi tiệc yến như chuyện Cù thái hậu bầy tiệc ruợu để ám hại tướng Lữ Gia, hay chuyện vua Lê Hoàn và vua Trần Anh Tông ghiền ruợu.
Theo cuốn Việt Nam phong tục mà Phan Kế Bính viết vào đầu thế kỷ 20: “Rượu thì nấu toàn bằng gạo nếp, ủ men rồi cất ra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau, hoặc hoa nhài v.v.. gọi là ruợu hoa; hoặc tẩm với các vị thuốc bắc gọi ra rượu thuốc. Rượu hoa quí nhất là rượu sen, rượu cúc, mà rượu thuốc quí nhất là rượu sâm nhung.” ( tr. 353).
Rượu ngự tửu Minh Mạng thang
Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam kể từ ngày Việt Nam mở cửa cho du lịch và kinh tế thị trường để góp nhặt ngoại tệ. Cái gì thuộc về vua chúa nhà Nguyễn trước bị chửi là phong kiến, áp bức thì nay được xưng tụng là di sản văn hóa, trong đó có toa thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:
Phối phương:
|
40g | 13. Tần giao | 8g |
2. Đào nhân | 20g | 14. Tục đoạn | 8g |
3. Sa sâm | 20g | 15. Mộc qua | 8g |
4. Bạch truật | 12g | 16. Kỷ tử | 20g |
5. Vân qui | 12g | 17. Thường truật | 8g |
6. Phòng phong | 12g | 18. Độc hoạt | 8g |
7. Bạch thược | 12g | 19. Đỗ trọng | 8g |
8. Trần bì | 12g | 20. Đại hồi | 4g |
9. Xuyên khung | 12g | 21. Nhục quế | 4g |
10. Cam thảo | 12g | 22. Cát tâm sâm | 20g |
11. Thục linh | 12g | 23. Cúc hoa | 12g |
12. Nhục thung dung | 12g | 24. Đại táo | 10 quả |
Cách ngâm
24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.
Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.