YÊU CẦU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

 

Hàng chục năm nay, chúng ta đã quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, cây giống, hạt giống biến đổi gen trong nông nghiệp; thực hành canh tác độc canh, chuyên canh, … Tất cả những điều đó dần dần làm mất đi sự đa dạng sinh học, thoái hóa, sói mòn đất, môi trường – khí hậu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần có sự thay đổi triệt để trong nông nghiệp; đó là, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thuận tự nhiên theo cách an toàn và bền vững nhất. Hãy cùng Thảo dược Manna (Mannaherbal) tìm hiểu thêm thông tin nhé.

Nông nghiệp hữu cơ là gì?

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm:

  • Duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người;
  • Mang lại lợi ích chung cho môi trường, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia;
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và có chất lượng.

Một số yêu cầu chung về nông nghiệp hữu cơ

  • Đất không bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất từ những năm trước đó (phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV hóa học …);
  • Vùng đất có sử dụng hóa chất trong canh tác thì cần giai đoạn chuyển đổi:
  • Đối với cây trồng ngắn ngày, giai đoạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ là 24 tháng;
  • Đối với cây trồng dài ngày, giai đoạn chuyển đổi là 36 tháng.
  • Ruộng canh tác hữu cơ cần đảm bảo cách ly tốt và tránh được sự ô nhiễm từ khu vực xung quanh:
  • Nếu ruộng bên cạnh có sử dụng các chất bị cấm thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm ngăn cản sự ô nhiễm hóa học;
  • Nếu có nguy cơ ô nhiễm theo chiều gió thì cần trồng loài cây khác ở vùng đệm nhằm ngăn cản sự ô nhiễm không khí khi phun hóa chất;
  • Nếu ô nhiễm từ nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua.
  • Phải có biện pháp ngăn chặn những nguy cơ xói mòn đất bề mặt và đất bị nhiễm mặn;
  • Vật dụng đựng và vận chuyển sản phẩm hữu cơ phải sạch và mới;
  • Phải ghi chép tất cả vật tư đầu vào của trang trại và ghi nhật ký canh tác vùng trồng hữu cơ;
  • Nên sử dụng hạt giống và nguyên liệu thực vật hữu cơ.

Nông nghiệp hữu cơ vẫn là nỗi trăn trở của nhà nông

Hoạt động không được phép

  • Cấm phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để canh tác hữu cơ;
  • Cấm đốt thân cây, rơm rạ trừ trường hợp canh tác chuyển vụ truyền thống;
  • Cấm sản xuất song song: cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng ở ruộng truyền thống;
  • Không được xử lý hạt giống bằng thuốc trừ sâu trong danh mục cấm;
  • Cấm sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, …);
  • Cấm sử dụng hooc-môn tổng hợp, chất kích thích tăng trưởng;
  • Cấm sử dụng các loại vật tư đầu vào chứa vật liệu biến đổi gen (GMOs);
  • Không sử dụng phân lấy từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp chất không mong muốn như thuốc kích thích hooc-môn tăng trưởng và chất cấm khác;
  • Cấm sử dụng phân bắc, phân ủ đô thị;
  • Cấm sử dụng bình phun đã sử dụng cho ruộng truyền thống sang ruộng hữu cơ;
  • Cấm sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng gây hại trong kho chứa sản phẩm (vd: thuốc xịt kiến, gián…).

Hoạt động được phép hoặc khuyến khích thực hiện

Quản lý dinh dưỡng vùng trồng:

  • Phân bón hữu cơ gồm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như phân chuồng, phân xanh và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên;
  • Phân gia súc có thể được sử dụng khi đã hoai mục hoặc phải được ủ nóng. Nếu phân gia súc không được ủ thì sau bón 120 ngày mới được thu hoạch;
  • Phân khoáng chỉ được sử dụng làm nguồn bổ sung từ các nguồn đã được phê chuẩn bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ như đá khoáng phốt phát (lân nung chảy);
  • Được sử dụng tro bếp, đá vôi, vôi bột, đá trầm tích khi cần;
  • Được bổ sung dinh dưỡng vi lượng từ nguồn khoáng tự nhiên (như đồng cô ban, sulphat, selen, bo, mangan, mô líp đen, kẽm, i-ốt, sắt; Không được phép sử dụng Nitrate và Chlorua);
  • Được sử dụng phân vi sinh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên;
  • Được dùng chế phẩm EM dạng lỏng, rỉ đường, phân giun, nước dịch do giun được nuôi từ chất thải có nguồn gốc thực vật hoặc phân động vật được phép áp dụng trong sản xuất hữu cơ;
  • Được dùng giá thể nuôi nấm không bị xử lý bằng thuốc trừ nấm, vỏ trấu;
  • Được dùng các vật liệu tự nhiên thu gom từ chính trang trại hoặc bên ngoài để làm phân ủ và làm lớp phủ (rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, cây xanh, vỏ hạt cà phê, …).

Trong quản lý sâu bệnh hại và côn trùng

  • Được dùng các dung dịch hoặc chiết xuất từ thực vật có tác dụng kiểm soát côn trùng (vd: cây thuốc lá, cây dây mặt, xoan Ấn Độ);
  • Được dùng chế phẩm sinh học như dung dịch làm từ tỏi, gừng, ớt;
  • Sử dụng bẫy côn trùng: Bẫy dính (có chất dẫn dụ hoặc keo/ mỡ feromon); bẫy đèn, bẫy chuột;
  • Dùng các loại cây xua đuổi côn trùng như cỏ sả, cỏ tranh và hoa cúc;
  • Được dùng (nhưng phải thận trọng) các vật liệu để kiểm soát nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng như lưu huỳnh, đồng, dầu khoáng pha nước tỷ lệ 1%, thuốc vi sinh BT (Bacilus thuringensis) và thuốc mối Sodium bicarbonate.


Sản phẩm sức khỏe đề xuất:https://mannaherbal.com/mua/xuan-tra/

Xuân Trà là sản phẩm trà thảo mộc tự nhiên của Thảo dược Manna, với nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và quen thuộc như: quả dâu tằm (tang thầm), nụ hoa hồng, lá cỏ ngọt, …

Công dụng:

  • Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Thanh lọc, giải độc cơ thể.
  • Giảm mỡ máu, mỡ nội tạng.
  • Điều hòa nội tiết tố, giảm đau bụng kinh, chống bốc hỏa.
  • Giúp đẹp da, đen tóc.
  • An thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp ngủ ngon, sâu giấc.”

Leave Comments

0865032706
0865032706